1800 577 768

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH GREENING (BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH) TRÊN VƯỜN CÂY CÓ MÚI

- Cây Có Múi
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH GREENING (BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH) TRÊN VƯỜN CÂY CÓ MÚI
Theo ước tính hiện nay diện tích cây có múi tính riêng tại khu vực phía nam là khoảng 112.500 hecta và ngày càng được mở rộng do đã xây dựng được thương hiệu để xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên sâu bệnh hại trên cây có múi cũng đang là nổi khó khăn lớn mà bà con đang phải đối mặt. Và một trong những bệnh thường gặp trong những năm gần đây là bệnh Greening (hay còn gọi là bệnh vàng lá gân xanh), bệnh làm lá cây bị vàng, hẹp và các gân lá xanh nhỏ, cây còi cọc kém phát triển khiến năng suất và chất lượng giảm mạnh, rễ cây thường bị thối, nhất là trong mùa mưa. Bệnh đã và đang tàn phá nhiều vườn cây, gây thất thu nghiệm trọng, thậm chí ở những vườn được chăm sóc kém, cây bệnh nặng, nông dân phải chặt bỏ.

 

Triệu chứng điển hình của bệnh Greening (Bệnh vàng lá gân xanh) trên cây có múi

►Tác nhân lan truyền vi khuẩn gây bệnh chính là rầy chổng cánh. Theo thống kê của Trung tâm Bảo vệ thực vật phí Nam, tổng diện diện tích vườn cây có múi trên toàn vùng bị nhiễm bệnh là khoảng trên 935 hecta với tỷ lệ phổ biến là từ 5-8%. Trong này có khoảng 20 hecta bị nhiễm nặng đang đối mặt với nguy cơ chặt bỏ. Bệnh phân bố nhiều tại các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bình Phước và Kiên Giang.

Rầy chổng cánh - tác nhân truyền bệnh Greening (Bệnh vàng lá gân xanh) trên cây có múi


►Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh, do đó để quản lý tốt bệnh Greening trên cây có múi Nông Dược HAI khuyến cáo bà con nông dân áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, đặc biệt là quản lý tốt đối tượng rầy chổng cánh:
   - Các biện pháp canh tác như: chọn cây giống sạch bệnh khi trồng; loại bỏ các cành, cây bệnh đem đi tiêu hủy (không để lại trên vườn hay vứt bỏ xuống mương, rãnh chứa nước tưới); tỉa cành và tạo tán kết hợp với bón phân hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ để tăng sức đề kháng cho cây.
   - Có thể sử dụng bẫy màu vàng để bắt rầy chổng cánh trưởng thành, nuôi kiến vàng.
   - Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện rầy, nhất là giai đoạn cây ra đọt non. Khi thấy rầy xuất hiện và gây hại mới mật số cao, có thể sử dụng các sản phẩm AZORIN 400WP, HOPSAN 75EC, HOPPERCIN 50EC để phun trừ rầy với liều dùng:
        ♦ Azorin 400WP:    Pha thuốc với tỷ lệ 1% 
        ♦ Hopsan 75EC:     Pha thuốc với tỷ lệ 2 %
        ♦ Hoppecin 50EC:  Pha thuốc với tỷ lệ 3%
⇒ Phun 2 lần
        ♦ Lần 1: khi cây vừa nhú đọt
        ♦ Lần 2: sau phun lần 1 7 ngày 

►Các sản phẩm của Nông Dược HAI đều được sản xuất với công nghệ hiện đại từ Châu Âu và nguồn nguyên liệu được chọn lọc giúp cho thuốc tăng khả năng tiếp xúc, hấp thụ nhanh qua bề mặt và hạ gục rầy nhanh chóng sau khi rầy trúng thuốc, đảm bảo hiệu lực trừ rầy cao và kéo dài.
─────────────────
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088
 Website: www.congtyhai.vn    Panpage: Nông Dược HAI


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
0.03019 sec| 1994.531 kb