1800 577 768

PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH XÌ MỦ VÀ THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT

- Cây Mít
PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH XÌ MỦ VÀ THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT
Diện tích trồng mít tại khu vực phía Nam hiện nay là khoảng trên 44.400 ha và đang có xu hướng tăng nhanh, cây mít được rất nhiều bà con nông dân lựa chọn là cây trồng chính để chuyển đổi canh tác vì giá trị kinh tế cao.

Trên cây mít, bệnh xì mủ (hay còn gọi là bệnh chảy gôm) là bệnh hại phổ biến nhất hiện nay. Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, ngoài gây hại chính trên thân rễ, bệnh còn tấn công trên trái gây thối trái, làm giảm chất lượng cũng như giá trị thương phẩm của trái. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa, xuất hiện cùng lúc với bệnh xơ đen do vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra.

Trên cây bị bệnh, khi bóc lớp vỏ ở vị trí vết bệnh có mủ xì ra thì sẽ thấy phần gỗ bên trong có màu hồng nhạt và có những đốm màu hơi tím, viền gợn sóng. Nếu như không phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời thì bệnh lây lan mạnh gây thối hết rễ, lá vàng và rụng dần từ trên xuống và cây dần chết.
Toàn vùng hiện có khoảng trên 455 ha mít bị nhiễm bệnh xì mủ với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 10-15%, nơi cao là trên 20% với diện tích hơn 13 ha, phân bố nhiều ở các tỉnh như Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bình Phước…

  

Để quản lý tốt bệnh xì mủ, thối trái và xơ đen thì bà con cần áp dụng tổng hợp các biện pháp:
- Trồng cây với mật độ vừa phải, vệ sinh vườn sạch sẽ, lên líp cao để thoát nước tốt.
-  Tăng cường bón phân hữu cơ để tại môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật đối kháng với nấm bệnh phát triển tốt, góp phần kìm hãm sự phát triển của nấm gây bệnh.
-  Không vứt cành lá và trái nhiễm bệnh xuống nguồn nước tưới cho cây để tránh nấm bệnh lây lan qua nước tưới.
-  Kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần xử lý thuốc hóa học để kịp thời chặn đứng bệnh, không để lây lan.

Bà còn có thể áp dụng quy trình quản lý bệnh xì mủ, thối trái mít của Nông Dược HAI. Đây là quy trình được rất nhiều bà con khu vực Phú Hữu - Châu Thành - Hậu Giang và nhiều địa phương khác áp dụng thành công:
- Phun kết hợp Manozeb 80WP (400g/100 lít nước)/Simolex 720WP (300g/100 lít nước) + Bonny 4SL (200ml/100 lít nước), phun ướt đều lá, cành, thân cây, trái và tưới gốc. 
- Bà con có thể sử dụng hỗn hợp thuốc Ridozeb 72WP/Simolex 720WP + Manozeb 80WP (liều lượng: 30g mỗi loại/ 1 lít nước) để quét lên vết bệnh đã cạo sạch. Nếu bệnh nặng quét lần 2 sau 5 – 7 ngày. Chú ý vệ sinh dao cạo sau mỗi lần xử lý để tránh lây lan bệnh từ cây này sang cây khác.

    

- Lưu ý:
+ Phun, tưới ngừa khi bệnh chớm xuất hiện.
+ Thời điểm thích hợp để bắt đầu phun ngừa bệnh thối trái là sau khi mít tượng trái khoảng 10 ngày.
+ Ngoài ra, để hạn chế tình trạng sau thu hoạch trong quá trình vận chuyển bệnh thối trái phát sinh gây hại làm thất thoát năng suất, bà con có thể phun trước thu hoạch 10 ngày.

Các sản phẩm trên đều được sản xuất theo công nghệ châu Âu hiện đại và nguồn nguyên liệu cao cấp giúp chất lượng thuốc luôn ổn định và đạt hiệu quả cao:
-    Hạt thuốc mịn hơn, phân tán đều trong nước nên không nghẹt bét khi phun.
-    Bám dính rất tốt - hạn chế rửa trôi, đảm bảo hiệu lực cao và kéo dài.
-    Ngoài ra, trong sản phẩm Simolex 720WP còn chứa Kẽm và Mangan giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn.
─────────────────
Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc BVTV, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 028.38.292.805;         Fax: 028.38.223.088
Website: www.congtyhai.vn;        Fanpage: Nông Dược HAI
 


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
0.02544 sec| 1989.781 kb